Quy Trình Sản Xuất



Để cung cấp cho thị trường sản phẩm nội thất với mẫu mã đẹp và có chất lượng cao, Công ty Tầm nhìn Sông Đà tổ chức hoạt động sản xuất theo phương pháp quản lý dây chuyền một cách khoa học và hợp lý nhằm chuyên môn hóa lao động và đem lại năng suất lao động cao.
Mỗi sản phẩm sau khi thiết kế hoàn tất đều được nhân viên kỹ thuật có chuyên môn phân tích, tính toán một cách kỹ lưỡng từng chi tiết để đảm bảo cho sản phẩm có kết cấu vững chắc, độ bền cao, lắp đặt dễ dàng hợp lý với mặt bằng công trình dự án.



Quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất được chia thành 2 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn tạo phôi nguyên liệu: gỗ xẻ nguyên liệu được tạo thành phôi nguyên liệu phù hợp với yêu cầu về chất lượng gỗ, số lượng, kích thước của đơn hàng.


Dây chuyền tạo phôi nguyên liệu


Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, xưởng tại Công ty Tầm nhìn Sông Đà với công suất chế biến 15m3 gỗ xẻ nguyên liệu/ca sản xuất cung ứng đủ số phôi nguyên liệu cần thiết đảm bảo yêu cầu chất lượng và số lượng của đơn hàng.
- Giai đoạn gia công chi tiết, hoàn thiện sản phẩm: phôi nguyên liệu hoặc veneer, tạo ra sản phẩm nội thất đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật và yêu cầu của khách hàng theo sơ đồ sau:
Dây chuyền hoàn thiện sản phẩm


Hoạt động sản xuất được tổ chức tại xưởng với mặt bằng 7.000m2 bao gồm nhiều công đoạn phức tạp, mỗi công đoạn được trang bị hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến, phù hợp có thể thay đổi một cách linh hoạt nhằm đáp ứng đầy đủ yêu cầu kỹ thuật chi tiết của đơn hàng. Tổng công suất đầu ra của xưởng: 70m bếp và 15 tủ áo/ ca.

SƠN HOÀN THIỆN: 11 Bước Sơn Hoàn Thiện Sản Phẩm
Tất cả các cánh tủ hay mặt ngăn kéo đều trải qua quy trình sơn hoàn thiện bao gồm 11 bước:
1.     Chà nhám bề mặt để loại bỏ những mấp mô bề mặt.
2.     Hút chân không để loại bỏ những hạt bụi nhỏ trong thớ gỗ để chuẩn bị nhuộm màu (Stain).
3.     Nhuộm màu để cân bằng màu sắc cơ bản của gỗ tạo nên một màu thống nhất và bền vững.
4.     Kế tiếp nhuộm màu tập trung đi vào chiều sâu bằng súng phun để làm nổi bật những vẻ đẹp tiềm ẩn của gỗ.
5.     Sấy khô bằng khí nóng trước khi tiếp nhận các bước khác.
6.     Phủ lớp sơn lót có công thức đặc biệt của Sirca với áp lực cao.
7.     Chà nhám bằng máy rung chuyên dụng để chuẩn bị phủ lớp sơn lót thứ 2.
8.     Phủ lớp sơn lót thứ hai bằng súng phun.
9.     Chà nhám lại bằng máy rung chuyên dụng, kiểm tra lại toàn bộ bề mặt điều chỉnh nếu cần thiết trước khi phủ lớp sơn bảo vệ bề mặt cuối cùng.
10. Phủ lớp sơn bóng cuối cùng an toàn và thân thiện với môi trường, có độ bền và độ cứng cao lên các bề mặt.
11. Qua phòng hấp để lớp sơn phủ cuối cùng được khô với nhiệt độ tối ưu theo yêu cầu của nhà cung cấp sơn.
      Sau khi hoàn tất các bước trên, sản phẩm sẽ được kiểm tra bởi các nhân viên QC giàu kinh nghiệm, cuối cùng chuyển qua phân loại các thành phần, bao bì dán nhãn, rồi lưu kho chờ ngày giao hàng.

QUY TRÌNH KIỂM TRA VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG (QC)
Công tác QC được tổ chức triển khai thành một hệ thống nhằm đảm bảo sản phẩm luôn được thiết kế và sản xuất đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chất lượng được cụ thể hóa: thỏa mãn các tiêu chuẩn, những yêu cầu khắt khe của khách hàng và thị trường trên từng sản phẩm được tạo ra.



Quy trình bao gồm những qui định về:
- Nguyên liệu đầu vào
- Dây chuyền sản xuất (máy móc, thiết bị, băng chuyền…)
- Sản phẩm đầu ra
- Quản lý tổ chức sản xuất
- Quá trình kiểm tra

Công tác QC tập trung vào những nội dung chính như sau:
- Xác định yêu cầu của khách hàng.
- Xác định đặc điểm, thông số kỹ thuật của sản phẩm phù hợp yêu cầu khách hàng.
- Lập bản vẽ kỹ thuật theo các đặc điểm kỹ thuật, các tiêu chuẩn và tài liệu liên quan.
- Phổ biến các tài liệu này trong quá trình sản xuất: bộ phận kế hoạch, xưởng sản xuất, bộ phận kiểm tra…
- Tiến hành công tác kiểm tra sản phẩm và các bộ phận của sản phẩm.
- Các khiếu nại của khách hàng phải được giải quyết tức thì.
- Duyệt xét lại thiết kế sản phẩm trên cơ sở phản hồi của khách hàng.
- Thu thập số liệu nhất quán, chứng minh và đánh giá trung thực.
- Tổ chức quản lý và thông tin sự thay đổi trong quá trình sản xuất sản phẩm.

 Hệ thống QC nhằm đạt được những giá trị sau:
- Tin cậy
- Ổn định
- An toàn
- Bền vững
- Thẩm mỹ

Quy trình kiểm tra – đảm bảo chất lượng không chỉ tập trung vào việc kiểm tra tại hai đầu vào, đầu ra và các công đoạn sản xuất, mà nó còn phải kết hợp với các công tác, hệ thống khác liên quan (hút bụi, phòng cháy nổ,…) một cách thích hợp nhằm ổn định quá trình sản xuất và tránh các khuyết điểm, hư hỏng có thể xảy ra.

Hệ thống QC Trên dây chuyền tạo phôi nguyên liệu
Hệ thống QC trên dây chuyền gia công chi tiết sản phẩm


BIỆN PHÁP THI CÔNG TẠI CÔNG TRÌNH

1.     Công tác chuẩn bị :
-          Chuẩn bị mặt bằng thi công (vệ sinh công trình, chuẩn bị thiết bị, vật tư, máy móc…).
-          Chuẩn bị nhân lực, bố trí công việc một cách hợp lý.
-          Kiểm tra vật tư, chất liệu, vật liệu trước khi lắp ráp.
-          Triển khai tiến độ dự án.
-          Lập ban quản lý dự án.
2.     Công tác triển khai :
-          Lắp ráp công trình theo bảng vẽ và thực tế công trình.
-          Giám sát quy trình làm việc một cách chặt chẽ đảm bảo đúng tiến độ và kỹ thuật dựa vào đội ngủ giám sát có trình độ và kinh nghiệm của công ty.
-          Quản lý dự án thường xuyên trao đổi với chủ đầu tư để đưa ra những phương án làm việc cho phù hợp nhất.
3.     Hoàn thiện:
-          Kiểm tra lại tổng quát công trình.
-          Vệ sinh công trình.
-          Tiến hành nghiệm thu công trình.
Bàn giao hiện trạng công trình cho chủ đầu tư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét